Biển báo ưu tiên qua đường hẹp là gì? Quy định của pháp luật về việc chấp hành biển báo giao thông

Biển báo ưu tiên qua đường hẹp có mã biển là 406. Đây là một trong những loại biển báo mà bạn cần nắm rõ khi tham gia giao thông và khi thi bằng lái xe. Vậy biển báo ưu tiên qua đường hẹp 406 có đặc điểm gì? Tham gia giao thông chấp hành biển báo như nào đúng luật? Đây là thắc mắc của rất nhiều người, hãy cùng Đồng Nai Ford làm rõ trong nội dung bài viết dưới đây nhé.

Biển báo giao thông tại Việt Nam là gì?

bien-bao-giao-thong-tai-viet-nam-la-gi
Biển báo giao thông thuộc hệ thống báo hiệu của đường bộ tại Việt Nam

Hiện nay, chưa có quy định nào nêu lên khái niệm cụ thể về biển báo giao thông. Tuy nhiên có thể hiểu, biển báo giao thông là một loại biển hiệu được đặt trên đường để biểu thị, truyền đạt các thông tin đến người điều khiển tham gia giao thông.

Theo khoản 1 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 đã quy định thì hệ thống báo hiệu đường bộ sẽ bao gồm: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu giao thông, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ và kể cả rào chắn.

Như vậy, biển báo giao thông thuộc hệ thống báo hiệu của đường bộ. Nếu ở chung một khu vực mà đồng thời có nhiều hình thức báo hiệu khác nhau thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh theo thứ tự dưới đây:

  • Đầu tiên cần chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
  • Tiếp đến là hiệu lệnh của đèn tín hiệu;
  • Thứ ba là hiệu lệnh của các biển báo hiệu giao thông;
  • Cuối cùng là hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác.

Lưu ý quan trọng: Nếu trong trường hợp ở một vị trí đã có biển báo cố định nhưng lại có biển báo khác có tính chất tạm thời mà 02 biển có ý nghĩa khác nhau thì phải chấp hành theo biển báo có tính chất tạm thời trước hết. Các biển chỉ dẫn để hướng dẫn người đi đường hoặc các điều cần thiết nhằm giúp người tham gia giao thông dễ dàng trong việc điều khiển phương tiện và hướng dẫn giao thông trên đường đảm bảo được thuận lợi, đảm bảo an toàn

Ngoài ra, khoản 4 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ cũng quy định biển báo giao thông gồm 5 nhóm như sau:

  • Nhóm biển báo cấm.
  • Nhóm biển báo hiệu lệnh.
  • Nhóm biển báo nguy hiểm và cảnh báo.
  • Nhóm biển báo chỉ dẫn.
  • Nhóm biển phụ, biển viết bằng chữ.

Quy định về việc chấp hành biển báo tại Việt Nam

quy-dinh-ve-chap-hanh-bien-bao-giao-thong
Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh cũng như những chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ

Tại Điều 11 Luật Giao thông đường bộ 2008 đã có quy định về việc chấp hành báo hiệu đường bộ như sau:

  • Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh cũng như những chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
  • Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông trên đường bắt buộc phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
  • Tại những nơi có biển báo hiệu cố định đồng thời cũng có báo hiệu tạm thời thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời.
  • Tại những nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện giao thông phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường cho người đi bộ và xe lăn của người khuyết tật đang qua đường.

Ở những nơi không có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, người điều khiển phương tiện khi di chuyển phải quan sát kỹ càng. Nếu thấy người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường thì phải giảm tốc độ, nhường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đi qua đường trước để bảo đảm an toàn.

Biển báo ưu tiên qua đường hẹp có đặc điểm như thế nào?

bien-bao-uu-tien-qua-duong-hep-co-dac-diem-gi
Biển báo ưu tiên qua đường hẹp có hình vuông màu xanh dương có đường viền trắng

Theo quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTV mô tả biển báo ưu tiên qua đường hẹp mang số I.406 như sau: biển báo ưu tiên qua đường hẹp có hình vuông màu xanh dương có đường viền trắng, biển có 2 mũi tên, mũi bên trái hướng xuống có màu đỏ, mũi bên phải hướng lên có màu trắng.

Theo quy định tại Phụ lục C ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT quy định về biển báo ưu tiên qua đường hẹp như sau:

  • Để chỉ dẫn cho người tham gia giao thông cơ giới biết được mình được quyền ưu tiên đi trên đoạn đường nào, phải đặt biển báo ưu tiên qua đường hẹp số I.406.
  • Nếu trên đường đi ngược chiều có xe đã đi vào phạm vi đường hẹp thì xe đi theo chiều ưu tiên bắt buộc nhường đường.
  • Khi đã đặt biển báo ưu tiên qua đường hẹp số I.406 thì ở chiều ngược lại bắt buộc phải đặt thêm biển số P.132 “Nhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹp”.

Không chấp hành biển báo ưu tiên qua đường hẹp thì sẽ bị phạt bao nhiêu?

muc-phat-neu-khong-chap-hanh-bien-bao-uu-tien-qua-duong-hep
Người điều khiển xe máy phạt từ 100.000 – 200.000 đồng nếu không chấp hành biển báo ưu tiên qua đường hẹp

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP cũng như quy định sửa đổi bổ sung Nghị định 123/2021/NĐ-CP về việc phạt lỗi không chấp hành biển được ưu tiên qua đường hẹp như sau:

  • Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự như xe ô tô: Phạt từ 300.000 – 400.000 đồng.
  • Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe như mô tô và các loại xe tương tự như xe gắn máy: Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
  • Người điều khiển xe máy chuyên dùng, máy kéo: Phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
  • Người điều khiển xe thô sơ, xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện): Phạt từ 80.000 – 100.000 đồng.

Một số biển báo chỉ dẫn liên quan khác

mot-so-loai-bien-bao-chi-dan-khac
Ngoài biển báo ưu tiên qua đường hẹp cũng có thêm một số biển báo liên quan khác
Tên biển báoNhường đường cho xe cơ giới đi ngược chiều qua đường hẹpBắt đầu đường ưu tiênHết đoạn đường ưu tiênGiao nhau với đường ưu tiên
Số hiệuP.132R.401R.402W.208
Nội dungCông dụng để báo các loại xe thô sơ và cơ giới, kể cả các xe được ưu tiên lưu thông theo chiều nhìn thấy biển phải nhường đường cho các loại xe cơ giới đi theo hướng ngược lại khi đi qua đường cầu hẹp.Ưu tiên cho các phương tiện trên đường có đặt biển này được đi trước. Loại biển báo này được đặt tại vị trí thích hợp trước khi đường nhánh sắp nhập vào trục đường chính, bắt buộc phương tiện từ đường nhánh ra phải dừng lại và nhường cho phương tiện lưu thông trên đường chính đi trước.Loại biển báo này được dùng để báo hiệu hết đoạn đường được ưu tiên.Được đặt trên đường không ưu tiên để thông báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên.
Hình ảnh

biển báo

Lời kết

Trên đây là những chia sẻ của Đồng Nai Ford về biển báo ưu tiên qua đường hẹp có đặc điểm gì? Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể tận dụng những kiến thức trên để áp dụng trong lúc tham gia lưu thông trên đường. Cùng học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm bổ ích qua những bài viết tiếp theo của Đồng Nai Ford nhé. Xin chào và hẹn gặp lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[26/10/2023 15:07:57] Cit Group: